Link download Tập san Văn Sử Địa và Đại học Sư phạm
Philippe Le Failler
Phó Giáo sư, Trung tâm Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội
Sau lần tái bản trọn bộ Bulletin des Amis du Vieux Hué (Tập san những người bạn của Huế xưa) trên đĩa CD-ROM năm 1997, tiếp đó vào năm 2007 là tạp chí Sử Địa của Sàigon, năm 2008 trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) giới thiệu một đĩa DVD tập hợp hai tập san Văn Sử Địa và Đại Học Sư Phạm. Ý tưởng về một bộ sưu tập những tài liệu tham khảo dưới dạng số hóa vẫn đang tiếp tục và nhằm đưa vào phục vụ bạn đọc những tài liệu về một số giai đoạn không thể bỏ qua trong nghiên cứu lịch sử về Việt Nam mà ta chỉ có thể tìm thấy trong một vài thư viện. Chương trình này đã góp phần vào việc đổi mới nghiên cứu về sản phẩm trí tuệ. Đối với những ấn phẩm bằng tiếng Pháp như Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (Niên san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp), Bulletin de la Société des Études Indochinoises (Tập san của Hội nghiên cứu Đông Dương) và Revue indochinoise (Tạp chí Đông Dương), chúng ta có thể sử dụng chúng dưới dạng số hóa ngay từ bây giờ. Như vậy, chương trình VALEASE của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã thực hiện một công việc quan trọng.
Về những ấn phẩm bằng tiếng Việt, trở ngại về kỹ thuật cần khắc phục còn nhiều hơn và hiện tại chúng tôi quy về dạng biểu đồ. Quả thực, sự nhận biết thị giác về những con chữ (OCR) là một quá trình vận hành tốt đối với những ngôn ngữ phương tây, như tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thế nhưng trong tình hình phát triển kỹ thuật hiện nay, với một khả năng vận hành đầy đủ, chúng không cho phép nhận biết hết sự phong phú về những dấu phụ vốn có trong tiếng Việt. Vì vậy, người đọc sẽ phải thực hiện những nghiên cứu của mình qua các trang của tạp chí cũ và phải đọc chúng. Tuy nhiên, số đó không nhiều lắm, còn bảng mục lục thì đã được xử lý để tiện cóp lại vào thư mục. Hơn nữa nó đã được dịch ra tiếng Pháp để đem tới cho độc giả khối Pháp ngữ một cái nhìn tổng thể về những chủ đề được đề cập. Việc tìm kiếm theo từng trường hợp trong tài liệu PDF sẽ được hạn chế ở những trang này.
Tập san Văn-Sử-Địa được ra đời ở Hà Nội vào cuối năm 1954 và phát hành các số hàng tháng cho tới tận tháng 1 năm 1959. Vốn đề cập đến mọi lĩnh vực, tập san là tiếng nói của ban Văn học - Lịch sử - Địa lý, và tạp chí khoa học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này đã không còn nữa, nó tạo nền tảng kế thừa cho Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Từ đó, đặc san này bỏ rơi mảng văn học. Đó là lý do cho sự ra đời của Viện nghiên cứu sử học đầu tiên, nay là Viện Sử học của Việt Nam, phát hành riêng tạp chí định kỳ. Ý tưởng về tạp chí này ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến, theo tinh thần của các những người thiết kế ra nó là Minh Tranh và Trần Huy Liệu. Tạp chí hẳn là phải dành cho việc nghiên cứu lịch sử về Việt Nam, nhưng không chỉ có vậy. Họ mong muốn mở ra những khái niệm hiện tại, đặt vào trong đó một tầm vóc xã hội và đưa công việc của họ vào một quá trình nhằm vào việc tạo ra cho tất cả mọi người sự tiếp cận với một suy nghĩ nhất định về cái gọi là văn hóa. Được biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Việt, tạp chí gồm 48 số (trong đó có một vài số được in gộp). Nội dung là những bài nghiên cứu, bài tóm lược, những thông tin về tình hình khoa học thời bấy giờ.
Tập san Đại Học Sư Phạm được hình thành vào tháng 5 năm 1955 và chỉ kéo dài có 1 năm, đến tháng 6 năm 1956, gồm 7 số (trong đó có một số in gộp). Tập san này đã chứng tỏ một sự tự do về ngôn luận, nó trở thành tài liệu khó kiếm. Nó đã mở đầu cho một thời kỳ “trăm hoa đua nở”, rồi bỗng nhiên bị đình chỉ cùng với sự kiện “Nhân văn giai phẩm”. Tập san này là cùng thời với tập san Văn-Sử-Địa.
Chất lượng khoa học của những tạp chí này đã rõ ràng, một số bài có ngày tháng xác định về mặt lịch sử nên chúng là những bằng chứng của thời kỳ đó; tất cả chừng ấy là cơ hội phổ biến chúng trên một phương tiện có sự tiếp cận rộng: đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, tái bản và đưa vào sử dụng những nguồn tài liệu đã trở thành quý hiếm. Việc số hóa những tập san này cũng sẽ góp phần vào việc viết lịch sử trí thức của Việt Nam ở một thời điểm mà hệ thống giáo dục Việt Nam (trước hết là ngành sử học) phát triển nhanh chóng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội khoa học lịch sử Việt Nam, ông Đào Hùng và Giáo sư Phan Huy Lê, là những bên hợp tác lâu ngày với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Họ đã cung cấp cho chúng tôi toàn bộ những số tạp chí định kỳ này, cũng như giúp chúng tôi hoàn thành việc phát hành những tập san này dưới dạng số hóa. Chương trình được giao cho công ty Dirox thực hiện. Sự thành thạo về kỹ thuật và lòng nhiệt tình củahọ đã mở ra những triển mới cho hình thức xuất bản này ở Việt Nam. Bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của EFEO, điều này đặc biệt vinh hạnh khi được đóng góp vào chương trình có sự hỗ trợ của ban hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Tap san Van Su Dia P1: http://www.megaupload.com/?d=MJFJ0SPP
Tap san Van Su Dia P2: http://www.megaupload.com/?d=4G45V4SC
Tap san Van Su Dia P3: http://www.megaupload.com/?d=LFKCQV91
Còn nữa. Xem tiếp ở Diễn đàn Sách Xưa
Phó Giáo sư, Trung tâm Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội
Sau lần tái bản trọn bộ Bulletin des Amis du Vieux Hué (Tập san những người bạn của Huế xưa) trên đĩa CD-ROM năm 1997, tiếp đó vào năm 2007 là tạp chí Sử Địa của Sàigon, năm 2008 trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) giới thiệu một đĩa DVD tập hợp hai tập san Văn Sử Địa và Đại Học Sư Phạm. Ý tưởng về một bộ sưu tập những tài liệu tham khảo dưới dạng số hóa vẫn đang tiếp tục và nhằm đưa vào phục vụ bạn đọc những tài liệu về một số giai đoạn không thể bỏ qua trong nghiên cứu lịch sử về Việt Nam mà ta chỉ có thể tìm thấy trong một vài thư viện. Chương trình này đã góp phần vào việc đổi mới nghiên cứu về sản phẩm trí tuệ. Đối với những ấn phẩm bằng tiếng Pháp như Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (Niên san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp), Bulletin de la Société des Études Indochinoises (Tập san của Hội nghiên cứu Đông Dương) và Revue indochinoise (Tạp chí Đông Dương), chúng ta có thể sử dụng chúng dưới dạng số hóa ngay từ bây giờ. Như vậy, chương trình VALEASE của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã thực hiện một công việc quan trọng.
Về những ấn phẩm bằng tiếng Việt, trở ngại về kỹ thuật cần khắc phục còn nhiều hơn và hiện tại chúng tôi quy về dạng biểu đồ. Quả thực, sự nhận biết thị giác về những con chữ (OCR) là một quá trình vận hành tốt đối với những ngôn ngữ phương tây, như tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thế nhưng trong tình hình phát triển kỹ thuật hiện nay, với một khả năng vận hành đầy đủ, chúng không cho phép nhận biết hết sự phong phú về những dấu phụ vốn có trong tiếng Việt. Vì vậy, người đọc sẽ phải thực hiện những nghiên cứu của mình qua các trang của tạp chí cũ và phải đọc chúng. Tuy nhiên, số đó không nhiều lắm, còn bảng mục lục thì đã được xử lý để tiện cóp lại vào thư mục. Hơn nữa nó đã được dịch ra tiếng Pháp để đem tới cho độc giả khối Pháp ngữ một cái nhìn tổng thể về những chủ đề được đề cập. Việc tìm kiếm theo từng trường hợp trong tài liệu PDF sẽ được hạn chế ở những trang này.
Tập san Văn-Sử-Địa được ra đời ở Hà Nội vào cuối năm 1954 và phát hành các số hàng tháng cho tới tận tháng 1 năm 1959. Vốn đề cập đến mọi lĩnh vực, tập san là tiếng nói của ban Văn học - Lịch sử - Địa lý, và tạp chí khoa học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này đã không còn nữa, nó tạo nền tảng kế thừa cho Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Từ đó, đặc san này bỏ rơi mảng văn học. Đó là lý do cho sự ra đời của Viện nghiên cứu sử học đầu tiên, nay là Viện Sử học của Việt Nam, phát hành riêng tạp chí định kỳ. Ý tưởng về tạp chí này ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến, theo tinh thần của các những người thiết kế ra nó là Minh Tranh và Trần Huy Liệu. Tạp chí hẳn là phải dành cho việc nghiên cứu lịch sử về Việt Nam, nhưng không chỉ có vậy. Họ mong muốn mở ra những khái niệm hiện tại, đặt vào trong đó một tầm vóc xã hội và đưa công việc của họ vào một quá trình nhằm vào việc tạo ra cho tất cả mọi người sự tiếp cận với một suy nghĩ nhất định về cái gọi là văn hóa. Được biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Việt, tạp chí gồm 48 số (trong đó có một vài số được in gộp). Nội dung là những bài nghiên cứu, bài tóm lược, những thông tin về tình hình khoa học thời bấy giờ.
Tập san Đại Học Sư Phạm được hình thành vào tháng 5 năm 1955 và chỉ kéo dài có 1 năm, đến tháng 6 năm 1956, gồm 7 số (trong đó có một số in gộp). Tập san này đã chứng tỏ một sự tự do về ngôn luận, nó trở thành tài liệu khó kiếm. Nó đã mở đầu cho một thời kỳ “trăm hoa đua nở”, rồi bỗng nhiên bị đình chỉ cùng với sự kiện “Nhân văn giai phẩm”. Tập san này là cùng thời với tập san Văn-Sử-Địa.
Chất lượng khoa học của những tạp chí này đã rõ ràng, một số bài có ngày tháng xác định về mặt lịch sử nên chúng là những bằng chứng của thời kỳ đó; tất cả chừng ấy là cơ hội phổ biến chúng trên một phương tiện có sự tiếp cận rộng: đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, tái bản và đưa vào sử dụng những nguồn tài liệu đã trở thành quý hiếm. Việc số hóa những tập san này cũng sẽ góp phần vào việc viết lịch sử trí thức của Việt Nam ở một thời điểm mà hệ thống giáo dục Việt Nam (trước hết là ngành sử học) phát triển nhanh chóng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội khoa học lịch sử Việt Nam, ông Đào Hùng và Giáo sư Phan Huy Lê, là những bên hợp tác lâu ngày với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Họ đã cung cấp cho chúng tôi toàn bộ những số tạp chí định kỳ này, cũng như giúp chúng tôi hoàn thành việc phát hành những tập san này dưới dạng số hóa. Chương trình được giao cho công ty Dirox thực hiện. Sự thành thạo về kỹ thuật và lòng nhiệt tình củahọ đã mở ra những triển mới cho hình thức xuất bản này ở Việt Nam. Bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của EFEO, điều này đặc biệt vinh hạnh khi được đóng góp vào chương trình có sự hỗ trợ của ban hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Tap san Van Su Dia P1: http://www.megaupload.com/?d=MJFJ0SPP
Tap san Van Su Dia P2: http://www.megaupload.com/?d=4G45V4SC
Tap san Van Su Dia P3: http://www.megaupload.com/?d=LFKCQV91
Còn nữa. Xem tiếp ở Diễn đàn Sách Xưa
Labels: báo
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home